Cách khử mùi hôi gạo – Hướng dẫn cách khử mùi hôi của gạo đơn giản
Cách khử mùi hôi gạo – Làm thế nào để khử mùi hôi của gạo đó là thắc mắc của nhiều bạn đọc gửi về cho Reviews AZ. Như mọi người đã biết thời tiết nắng mưa thất thường, nhiệt độ ẩm thấp, hoặc bảo quản gạo không kỹ…là một trong những nguyên nhân làm cho gạo nhà mình dễ bị ẩm mốc mà các bạn thường gặp nhất.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng trong gạo mốc chứa nấm mốc ( hay còn gọi là nấm Aspergillus) có độc tố Aflatoxin. Đây là độc tố cực kỳ nguy hiểm, nó có thể gây ra chứng viêm da sừng ở lòng bàn tay, nguy hiểm hơn nữa là nó còn gây ra tình trạng suy gan, ung thư gan cho những người ăn gạo mốc trong thời gian dài.
Tuy nhiên, không thể cứ gạo cũ bị ẩm mốc là chúng ta đem bỏ hết sẽ rất phí, vì vậy cần phải có cách xử lý để có thể vừa sử dụng được lượng gạo này vừa đảm bảo sức khỏe cho cả nhà, nếu bạn đang cùng lo lắng cho bao gạo nhà mình thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Làm cách nào để khử mùi hôi cho gạo cũ
Trước tiên, chúng ta phải nhận biết được xem gạo nhà mình đang ở mức độ nào : khi phát hiện gạo bị mốc bạn nên phân loại ra vùng bị mốc nhiều và mốc ít hoặc chưa bị, lấy chổ gạo bị mốc nhiều ra bỏ để tránh tình trạng nhiễm hết cả bao gạo. Tiếp theo lấy phần gạo cũ còn lại đem sấy cho khô hoặc đem ra phơi ở những nơi có thật nhiều nắng. Khi gạo đã khô bạn hãy đem cất kỹ trong khạp, thùng để tránh những nơi ẩm ra.
Tuy bạn đã làm khô, nhưng thật ra chất lượng cũng sẽ không được như gạo mới, cho nên trong quá trình nấu cơm bạn áp dụng một trong các cách sau để có thể mang lại bữa cơm ngon cho cả nhà:
Cách 1: Dùng lá dứa thơm khử mùi gạo
Nếu nhà không có sẵn, bạn có thể mua để dành trong tủ lạnh để nấu các bữa cơm tiếp theo nhé. Mỗi bữa bạn nên lấy khoảng 3-4 lá, rửa sạch và quấn cho gọn gàng lại.
Thực hiện : Ngâm gạo cùng nước lạnh và 1/3 thìa cà phê muối trong vòng 15 phút, sau đó đổ nước này đi, rồi vo gạo lại cho sạch như bình thường. Tiếp theo cho thêm nước vào để nấu cơm như mọi ngày, à đừng quên bỏ những lá dứa thơm vào nấu cùng. Khi cơm chín, bạn sẽ có một nồi cơm thơm ngon không kém gạo mới chút nào nhé!

Cách 2: Dùng nước dừa tươi để nấu
Thực hiện: ngâm, rửa và vo gạo như cách 1, tuy nhiên khi nấu bạn chặt 1 trái dừa tươi để lấy nước cho vào, nếu nước dừa nhiều hãy bỏ bớt đi, nếu ít nước bạn chế thêm nước lạnh vào cho vừa đủ với lượng gạo bạn nấu. Với cách này, ngay khi cơm sôi bạn sẽ ngửi thấy mùi thơm phức rồi, đến lúc cơm chín sẽ rất thơm và cơm xốp có vị thơm béo cũng rất ngon, thỉnh thoảng nhà mình vẫn dùng cách này để có nồi cơm thơm ngon chứ không phải đợi đến khi gạo ẩm mình mới nấu đâu.
Cách 3: Dùng đá viên nhỏ để nấu
Thực hiện: ở bước đầu tiên bạn cũng thực hiện giống ở cách 1, đó là Ngâm gạo trong nước lạnh với 1/3 thìa cà phê muối và ngâm trong khoảng 15 phút, tiếp theo bạn đổ nước vừa ngâm này đi, rồi vo gạo lại cho sạch giống như bạn nấu cơm bình thường.
Sau đó cho thêm vào nồi gạo khoảng 5-10 viên đá viên (tùy theo lượng gạo bạn nấu ít hay nhiều mà có thể cho thêm phù hợp). Bạn canh cho thêm một lượng nước vừa phải đủ để cơm chín như mọi ngày và bắt nồi cơm lên nhấn nút và nấu chín. Cách bỏ đá viên này giúp cơm có độ ẩm, mềm ngon và tơi xốp giống như gạo khi mới mua về.
Cách 4: Nấu cơm với sữa tươi trị mùi hôi gạo
Cách này mình thường nghe bà cô Hai chỉ lại, nghe nói cơm sau khi nấu bằng sữa tươi sẽ có vị thơm béo, hạt mềm ngon cơm, nhưng mình chưa làm thử. Các thực hiện cũng khá đơn giản, Ban đầu cứ nghỉ cô ấy đùa với mình, bởi có vẻ như đây là cách nấu cơm rất lạ với mình. Tuy nhiên cô hai bảo nó khá hiệu quả với gạo cũ hoặc gạo mới phát hiện bị ẩm mốc đấy nhé! Bạn thực hiện cách vo gạo như bình thường. Sau đó cho thêm sữa tươi và nước theo tỉ lệ 1 : 3 ( bạn pha sẵn tỷ lệ bên ngoài cho dễ canh nước).

Tiếp theo cho hỗn hợp nước sữa tươi này vào nồi gạo đã vo sẵn, sau đó bắt nồi lên nhấn nút để nấu là xong. Với cách nấu này chắc rằng khi nồi cơm chín sẽ rất thơm béo và hấp dẫn lắm đây và sẽ không ai biết được là gạo cũ đâu nè.
Những điều bạn cần lưu ý về gạo khi nấu cơm
Bạn có thể sử dụng gạo cũ để nấu cơm nhưng tuyệt đối không nên ăn gạo mốc. Tại sao ư? Này bạn nhé : trong gạo bị nấm mốc sẽ có vô số các loại nấm mốc, bạn có thể biết bởi vì mỗi loại nấm sẽ tạo ra một màu mốc khác nhau. Đây là lý do vì sao bạn sẽ thấy gạo mốc khi có màu nâu, xanh lá hoặc vàng… nói chung là có nhiều màu khác nhau.
Các loại độc tố do nấm mốc gây ra không thể phân hủy ở nhiệt độ thông thường, và chỉ suy giảm đi phần nào đó khi chúng ta nấu chín. Nghĩa là nó chỉ bị giảm số lượng và chất độc thì vẫn còn ở trong cơm mặc dù chúng ta phơi khô, vo sạc hoặc thậm chí đã nấu chín luôn nhé!

4 cách khử mùi cho gạo vừa nêu trên đây là 4 cách giúp bạn phục hồi gạo cũ. Gạo mà sau khi bạn đã phân loại và đã bỏ đi phần gạo bị ẩm mốc, hoặc gạo mua lâu nhưng vẫn chưa sử dụng đến. Nhưng vẫn được đảm bảo không bị mối mọt hay bị nhiễm mốc với các màu xanh vàng.
Bạn nên lưu ý trường hợp ăn phải gạo mốc sẽ gây ra nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt nếu trong nhà có người già và trẻ em thì tuyệt đối không được dùng gạo mốc để nấu nhé.
Tổng kết
Hy vọng những chia sẻ về cách khử mùi cho gạo mà chúng tôi chia sẻ trên đây có thể giúp bạn không bỏ phí số lượng gạo cũ để lâu. Nhưng một lời khuyên dành cho bạn khi mua gạo để ăn dần thì nên mua với số lượng vừa phải để tránh tình trạng phải ăn gạo cũ thường xuyên. Sau khi mua về nên bảo quản ở những nơi kín, khô ráo và quan trọng nên kiểm tra trước khi nấu với gạo cũ. Chúc các bạn luôn thành công trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình nhé!